Thứ Hai, 12 tháng 12, 2016

Công nghệ D4 biến rác thải thành năng lượng

Biến rác thải trở thành năng lượng sạch không chỉ còn là điều Doremon làm nữa mà nay các kỹ sư tại Mỹ đã đang và sẽ biến chúng trở thành hiện thực.

Công ty cổ phần Đầu tư Tái tạo Năng lượng Global Green (GGR) về việc sử dụng công nghệ D4 biến rác thải thành năng lượng là công ty đầu tiên sử dụng sáng chế này

Sáng 27/9 Ông Hoàng Văn Thức, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Môi trường chủ trì buổi làm việc với Tổng Giám đốc điều hành GGR ông Alex Sandrella; cùng sự tham dự của một số đại biểu và khách mời đại diện cho các doanh nghiệp khác.



Theo đó tại một số tỉnh, thành phố lớn ở Việt Nam như: Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Hà Tĩnh,… đại diện Liên doanh IER Green Việt Nam, GGR đã tiến hành điều tra, nghiên cứu để triển khai xây dựng các khu liên hợp xử lý rác thải sử dụng công nghệ D4 của Hoa Kỳ (công suất từ 500 – 4.000 tấn/ngày, với tổng vốn đầu tư mỗi nhà máy tương ứng 125 – 850 triệu USD)

Công nghệ xử lý rác thải D4 tiên tiến của Hoa Kỳ đã được Hiệp hội Bảo vệ Môi trường Hoa Kỳ (EPA) cấp chứng nhận, kết hợp giữa kỹ thuật nhiệt phân và thủy nhiệt phân,  có khả năng giải quyết những bất cập của các phương pháp xử lý rác thải chủ yếu được thu từ các thùng rác công cộng.

Công nghệ D4 bao gồm một loạt các quy trình và công nghệ phụ thuộc lẫn nhau, đã qua kiểm chứng với các đặc điểm nổi bật như: thân thiện với môi trường, không phát sinh khí thải ra môi trường, tỉ lệ chôn lấp bằng 0, nước thải được xử lý đạt tiêu chuẩn tưới tiêu nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản, nhu cầu quỹ đất thấp, chỉ cần diện tích 10ha/1 nhà máy; không gây rủi ro tài chính cho địa phương bởi Liên doanh chủ động 100% vốn đầu tư; sản phẩm năng lượng đầu ra có giá trị thương mại cao: điện, xăng sinh học, dầu diezen, quặng cac-bon,…


Tuy nhiên, qua trao đổi, các đại biểu cho rằng việc áp dụng công nghệ D4 ở Việt Nam cần xem xét, nghiên cứu kỹ lưỡng hơn như: việc phần lớn rác thải sinh hoạt tại Việt Nam là rau củ quả, có chất lượng thấp để sản xuất ra các sản phẩm chất lượng, do đó cần có công nghệ phù hợp để tối ưu; công nghệ chuyển đổi từ các sản phẩm đầu ra syngas sang phát điện; việc xử lý các rác thải bị chôn lấp dưới đất từ lâu, công suất xử lý,…

Cũng cho biết thêm GGR để áp dụng công nghệ D4 tại Việt Nam, tuy nhiên, GGR phải đảm bảo các quy chuẩn, chất lượng công nghệ phù hợp với điều kiện tại Việt Nam. Kết thúc buổi làm việc, Phó Tổng cục trưởng Hoàng Văn Thức cho biết, Tổng cục Môi trường sẽ tạo các điều kiện thuận lợi triển khai kế hoạch này
Có thể nói đây là phương pháp mở ra một trang mới cho việc xử lý và thu gom rác thải vốn là vấn đề bức thiết và nhức nhối của nước ta hiện nay. .

0 nhận xét:

Đăng nhận xét