Thu gom và xử lý rác thải y tế tại các bệnh viện là câu hỏi đặt ra với không những chỉ các nhà chức năng. Với khoảng 350 tấn rác thải rắn trong đó có trên 40 tấn rác nguy hại của hơn 13.000 cơ sở y tế thải ra mỗi ngày, câu trả lời nào cho vấn đề.
Trong bối cảnh, các yêu cầu về bảo vệ môi trường đã được luật hoá từ năm 2005 đến nay và mới đây nhất, Bộ trưởng Bộ Y tế ra chỉ thị số 05/CT-BYT vào ngày 06/7/2015 về việc tăng cường Quản lý chất thải y tế trong bệnh viện cho các ban, ngành có liên quan, chúng tôi đã có cuộc gặp với đại diện Ban lãnh đạo của 2 bệnh viện lớn ở miền Bắc là BV Phổi Trung ương và 1 bệnh viện lớn ở Miền Trung – BV Đa khoa Tỉnh Thanh Hoá.
Là một bệnh viện có nguy cơ lây nhiễm hàng đầu, cùng với đó là tình trạng quá tải bệnh nhân, hạn chế về ý thức phân loại rác của người nhà bệnh nhân, do đó mạng lưới kiểm soát nhiễm khuẩn tại các khoa, phòng trung tâm của bệnh viện Phổi Trung ương luôn phải hoạt động hết công xuất. Cùng với đó, công tác xử lý chất thải y tế cũng phải được lập kế hoạch chi tiết hàng năm, đưa về tận từng khoa phòng.
Đặc biệt, hiện bệnh viện đang tiến hành song song hai biện pháp xử lý chất thải y tế lây nhiễm bằng các thùng rác y tế chuyên dụng. Theo đó, một phần chất thải y tế được xử lý tại bệnh viện bằng hệ thống công nghệ vi sóng kết hợp hơi nước bão hòa được lắp đồng bộ cùng với 01 máy nghiền cắt sau xử lý. Hệ thống này được vận hành thường xuyên đã giúp giảm lượng chất thải y tế phải thiêu đốt và giảm yếu tố nguy hại cho môi trường. Và chất thải sau khi xử lý, nghiền cắt được được chuyển sang chất thải thông thường.
Theo PGS.TS Nguyễn Xuân Phú, Phó Giám đốc BV Phổi Trung ương, việc quan tâm tới xử lý chất thải y tế là việc làm thường xuyên của bệnh viện từ nhiều năm qua chứ không phải chờ đến chỉ thị 05 của Bộ Y tế.
Trong khi đó, tại bệnh viện Đa khoa tỉnh Thanh Hoá, nhờ được đầu tư hệ thống xử lý nước thải theo công nghệ Nhật mới đây, toàn bộ nước thải bệnh viện được xử lý triệt để. Về rác thải y tế nguy hại, toàn bộ 1,5-2 tạ chất này được nghiền nát bằng công nghệ Nano.
Theo ông Trần Văn Lượng - Giám đốc Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thanh Hóa, để quản lý và xử lý rác thải y tế, tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thanh Hóa có Hội đồng chống nhiễm khuẩn kiểm soát; trực tiếp hàng ngày giao cho các phòng chức năng; khoa chống nhiễm khuẩn đi kiểm tra, phân loại và đưa theo đúng ngày giờ quy định, có người nghiệm thu, có kho lạnh để bảo quản; hàng tháng đơn vị tổ chức kiểm tra cấy khuẩn, kiểm tra chất lượng nước thải theo tiêu chuẩn của Bộ Khoa học và Công nghệ và Sở Tài nguyên và Môi trường quản lý.
Trách nhiệm cũng được gắn trực tiếp với từng khoa, phòng như tổ chức phân ra các khoa, ai làm việc ấy; điều dưỡng phân loại rác ngay từ đầu, phân loại chính xác. Sau đó mang đến nguồn và có người phụ trách, có người xử lý hàng ngày, các bước được kiểm tra, giám sát, ghi sổ, báo cáo hàng ngày.
Quản lý, xử lý chất thải y tế để một bệnh viện sạch – an toàn luôn là trách nhiệm hàng đầu, mang đến sự an tâm cũng như góp phần vào môi trường sống trong lành, an toàn và sạch- đẹp
Trong bối cảnh, các yêu cầu về bảo vệ môi trường đã được luật hoá từ năm 2005 đến nay và mới đây nhất, Bộ trưởng Bộ Y tế ra chỉ thị số 05/CT-BYT vào ngày 06/7/2015 về việc tăng cường Quản lý chất thải y tế trong bệnh viện cho các ban, ngành có liên quan, chúng tôi đã có cuộc gặp với đại diện Ban lãnh đạo của 2 bệnh viện lớn ở miền Bắc là BV Phổi Trung ương và 1 bệnh viện lớn ở Miền Trung – BV Đa khoa Tỉnh Thanh Hoá.
Là một bệnh viện có nguy cơ lây nhiễm hàng đầu, cùng với đó là tình trạng quá tải bệnh nhân, hạn chế về ý thức phân loại rác của người nhà bệnh nhân, do đó mạng lưới kiểm soát nhiễm khuẩn tại các khoa, phòng trung tâm của bệnh viện Phổi Trung ương luôn phải hoạt động hết công xuất. Cùng với đó, công tác xử lý chất thải y tế cũng phải được lập kế hoạch chi tiết hàng năm, đưa về tận từng khoa phòng.
Đặc biệt, hiện bệnh viện đang tiến hành song song hai biện pháp xử lý chất thải y tế lây nhiễm bằng các thùng rác y tế chuyên dụng. Theo đó, một phần chất thải y tế được xử lý tại bệnh viện bằng hệ thống công nghệ vi sóng kết hợp hơi nước bão hòa được lắp đồng bộ cùng với 01 máy nghiền cắt sau xử lý. Hệ thống này được vận hành thường xuyên đã giúp giảm lượng chất thải y tế phải thiêu đốt và giảm yếu tố nguy hại cho môi trường. Và chất thải sau khi xử lý, nghiền cắt được được chuyển sang chất thải thông thường.
Theo PGS.TS Nguyễn Xuân Phú, Phó Giám đốc BV Phổi Trung ương, việc quan tâm tới xử lý chất thải y tế là việc làm thường xuyên của bệnh viện từ nhiều năm qua chứ không phải chờ đến chỉ thị 05 của Bộ Y tế.
Trong khi đó, tại bệnh viện Đa khoa tỉnh Thanh Hoá, nhờ được đầu tư hệ thống xử lý nước thải theo công nghệ Nhật mới đây, toàn bộ nước thải bệnh viện được xử lý triệt để. Về rác thải y tế nguy hại, toàn bộ 1,5-2 tạ chất này được nghiền nát bằng công nghệ Nano.
Theo ông Trần Văn Lượng - Giám đốc Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thanh Hóa, để quản lý và xử lý rác thải y tế, tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thanh Hóa có Hội đồng chống nhiễm khuẩn kiểm soát; trực tiếp hàng ngày giao cho các phòng chức năng; khoa chống nhiễm khuẩn đi kiểm tra, phân loại và đưa theo đúng ngày giờ quy định, có người nghiệm thu, có kho lạnh để bảo quản; hàng tháng đơn vị tổ chức kiểm tra cấy khuẩn, kiểm tra chất lượng nước thải theo tiêu chuẩn của Bộ Khoa học và Công nghệ và Sở Tài nguyên và Môi trường quản lý.
Trách nhiệm cũng được gắn trực tiếp với từng khoa, phòng như tổ chức phân ra các khoa, ai làm việc ấy; điều dưỡng phân loại rác ngay từ đầu, phân loại chính xác. Sau đó mang đến nguồn và có người phụ trách, có người xử lý hàng ngày, các bước được kiểm tra, giám sát, ghi sổ, báo cáo hàng ngày.
Quản lý, xử lý chất thải y tế để một bệnh viện sạch – an toàn luôn là trách nhiệm hàng đầu, mang đến sự an tâm cũng như góp phần vào môi trường sống trong lành, an toàn và sạch- đẹp
0 nhận xét:
Đăng nhận xét