Thất bại vì thiếu đồng bộ là cái người ta nói tới chương trình phân loại rác thải tại nguồn, nhìn nhận lại thực trạng, chúng ta cùng xem sự không hiệu quả bắt nguồn vì đâu?
Chương trình phân loại rác tại các hộ gia đình giai đoạn từ năm 1999 - 2010 được thực hiện thí điểm tại một số huyện trên địa bàn thành phố HCM đã thất bại. Điều đáng nói, hiện Sở Tài nguyên và Môi trường TPHCM đang triển khai lại chương trình trên tại quận 6 khi mà nguyên nhân thất bại trước đây chưa được khắc phục. Liệu chúng ta có đang đi vào vết xe đổ?
Hiệu quả không có
Cái đầu tiên người ta nhìn thấy từ chương trình này đó là không hiệu quả. Trao đổi với chúng tôi về thực tế hiệu quả triển khai chương trình phân loại rác tại các hộ gia đình, bà Nguyễn Thị Phấn, Trưởng phòng Tài nguyên và Môi trường quận 5 cho biết, quận 5 là quận đầu tiên của thành phố triển khai tuyên truyền, vận động người dân thực hiện phân loại rác trong hộ gia đình thành 2 loại là vô cơ và hữu cơ từ năm 1999. Ròng rã suốt hơn 10 năm thực hiện, đến nay hiệu quả còn lại chỉ là con số 0. Hiện không còn một hộ gia đình nào duy trì hoạt động phân loại rác từ những thùng rác chuyên dụng thế này nữa.
Lý giải cho thực tế này, theo bà Phấn có 4 nguyên nhân chính. Một là ngay từ đầu, chương trình đã đưa ra những khái niệm rất trừu tượng và không phù hợp với nhận thức của người dân. Người dân không hiểu được thế nào là rác hữu cơ và rác vô cơ hay rác dễ phân hủy và khó phân hủy… Hơn nữa, với địa bàn đặc thù có số lượng người Hoa chiếm tới hơn 35%/tổng số người dân đang định cư thì khái niệm trên càng không thể truyền đạt cho người dân hiểu và thực hiện theo.
Nguyên nhân thứ hai là ban chỉ đạo chương trình đã xác định đối tượng để tuyên truyền không đúng. Thay vì tập trung vào phụ nữ, người sinh sống tại từng hộ gia đình thì lại tập trung vào chủ hộ khẩu. Trong khi đó, có nhiều chủ hộ có nhà nhưng họ không ở mà lại cho người khác thuê. Trang thiết bị phục vụ cho hoạt động thu gom rác đã phân loại gần như không có nên rác sau khi người dân đã phân loại vẫn bị thu gom nhập chung. Và cuối cùng nhưng cũng là nguyên nhân mấu chốt dẫn đến thất bại của chương trình đó là các cơ quan chức năng vẫn không quản lý, kiểm soát được hoạt động của lực lượng thu gom rác dân lập.
Tuy nhiên, một lần nữa, chương trình vẫn tiếp tục bị đánh giá là thất bại vì các quận không có tài chính đủ để tự trang bị được xe thu gom rác theo rác đã được phân loại.
Sự nóng vội chính là nguyên nhân thất bại cần chỉ ra.
Thất bại là thực tế không thể chối bỏ đối với chương trình phân loại rác tại nguồn của thành phố. Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là chương trình này không cần thiết thực hiện. Trên thực tế, thành phố có khoảng 7.000 tấn chất thải rắn phát sinh hàng ngày. Con số này sẽ còn tăng từ 7% - 15% từ nay đến năm 2020. Nếu rác thải không được phân loại tốt, giúp tăng tỷ lệ rác tái chế, sẽ gây áp lực rất lớn cho hoạt động xử lý rác thải. Trong đó, rác đem chôn lấp thì không còn bãi tiếp nhận. Nhà máy xử lý chất thải thành sản phẩm có lợi cho môi trường thì thiếu nguyên liệu sản xuất…
Chính vì thế, từ đầu năm 2013, dự án phân loại chất thải rắn tại nguồn lại tiếp tục được triển khai nhưng ở quy mô nhỏ hơn. Trước hết, Sở Tài nguyên và Môi trường đã làm việc với các trung tâm thương mại, hệ thống siêu thị để vận động các đơn vị phân loại rác tại nguồn. Về phía khu vực dân cư đang thực hiện thí điểm tại phường 12 quận 6. Hình thức thực hiện cũng thay đổi theo hướng rác được phân loại tại hộ gia đình sẽ được tổ chức thu gom cách nhật.
Thực sự, sự việc đã được nhìn nhận và chỉ ra rất rõ rệt, vậy thế mà bao tiền của vẫn bị thả trôi một cách lãng phí. Cần có những sự đồng nhất, cần có những chế tài cụ thể để sự việc có lời giải thay vì sự chồng chéo giữa nhà quản lý và tư nhân thu gom như hiện nay.
Chương trình phân loại rác tại các hộ gia đình giai đoạn từ năm 1999 - 2010 được thực hiện thí điểm tại một số huyện trên địa bàn thành phố HCM đã thất bại. Điều đáng nói, hiện Sở Tài nguyên và Môi trường TPHCM đang triển khai lại chương trình trên tại quận 6 khi mà nguyên nhân thất bại trước đây chưa được khắc phục. Liệu chúng ta có đang đi vào vết xe đổ?
Hiệu quả không có
Cái đầu tiên người ta nhìn thấy từ chương trình này đó là không hiệu quả. Trao đổi với chúng tôi về thực tế hiệu quả triển khai chương trình phân loại rác tại các hộ gia đình, bà Nguyễn Thị Phấn, Trưởng phòng Tài nguyên và Môi trường quận 5 cho biết, quận 5 là quận đầu tiên của thành phố triển khai tuyên truyền, vận động người dân thực hiện phân loại rác trong hộ gia đình thành 2 loại là vô cơ và hữu cơ từ năm 1999. Ròng rã suốt hơn 10 năm thực hiện, đến nay hiệu quả còn lại chỉ là con số 0. Hiện không còn một hộ gia đình nào duy trì hoạt động phân loại rác từ những thùng rác chuyên dụng thế này nữa.
Lý giải cho thực tế này, theo bà Phấn có 4 nguyên nhân chính. Một là ngay từ đầu, chương trình đã đưa ra những khái niệm rất trừu tượng và không phù hợp với nhận thức của người dân. Người dân không hiểu được thế nào là rác hữu cơ và rác vô cơ hay rác dễ phân hủy và khó phân hủy… Hơn nữa, với địa bàn đặc thù có số lượng người Hoa chiếm tới hơn 35%/tổng số người dân đang định cư thì khái niệm trên càng không thể truyền đạt cho người dân hiểu và thực hiện theo.
Nguyên nhân thứ hai là ban chỉ đạo chương trình đã xác định đối tượng để tuyên truyền không đúng. Thay vì tập trung vào phụ nữ, người sinh sống tại từng hộ gia đình thì lại tập trung vào chủ hộ khẩu. Trong khi đó, có nhiều chủ hộ có nhà nhưng họ không ở mà lại cho người khác thuê. Trang thiết bị phục vụ cho hoạt động thu gom rác đã phân loại gần như không có nên rác sau khi người dân đã phân loại vẫn bị thu gom nhập chung. Và cuối cùng nhưng cũng là nguyên nhân mấu chốt dẫn đến thất bại của chương trình đó là các cơ quan chức năng vẫn không quản lý, kiểm soát được hoạt động của lực lượng thu gom rác dân lập.
Tuy nhiên, một lần nữa, chương trình vẫn tiếp tục bị đánh giá là thất bại vì các quận không có tài chính đủ để tự trang bị được xe thu gom rác theo rác đã được phân loại.
Sự nóng vội chính là nguyên nhân thất bại cần chỉ ra.
Thất bại là thực tế không thể chối bỏ đối với chương trình phân loại rác tại nguồn của thành phố. Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là chương trình này không cần thiết thực hiện. Trên thực tế, thành phố có khoảng 7.000 tấn chất thải rắn phát sinh hàng ngày. Con số này sẽ còn tăng từ 7% - 15% từ nay đến năm 2020. Nếu rác thải không được phân loại tốt, giúp tăng tỷ lệ rác tái chế, sẽ gây áp lực rất lớn cho hoạt động xử lý rác thải. Trong đó, rác đem chôn lấp thì không còn bãi tiếp nhận. Nhà máy xử lý chất thải thành sản phẩm có lợi cho môi trường thì thiếu nguyên liệu sản xuất…
Chính vì thế, từ đầu năm 2013, dự án phân loại chất thải rắn tại nguồn lại tiếp tục được triển khai nhưng ở quy mô nhỏ hơn. Trước hết, Sở Tài nguyên và Môi trường đã làm việc với các trung tâm thương mại, hệ thống siêu thị để vận động các đơn vị phân loại rác tại nguồn. Về phía khu vực dân cư đang thực hiện thí điểm tại phường 12 quận 6. Hình thức thực hiện cũng thay đổi theo hướng rác được phân loại tại hộ gia đình sẽ được tổ chức thu gom cách nhật.
Thực sự, sự việc đã được nhìn nhận và chỉ ra rất rõ rệt, vậy thế mà bao tiền của vẫn bị thả trôi một cách lãng phí. Cần có những sự đồng nhất, cần có những chế tài cụ thể để sự việc có lời giải thay vì sự chồng chéo giữa nhà quản lý và tư nhân thu gom như hiện nay.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét