Không còn rác thải chôn lấp tất cả rác thải đều tái chế. Vậy TPHCM dã đang và sẽ làm gì để có thể quy chuẩn thành một thành phô không rác thải.
Phải chăng đó chỉ là hư danh vô thực
Trung bình khoảng 6.700 -7.200 tấn rác sinh hoạt mỗi ngày phải thu gom trên tất cả các thùng rác và địa điểm tập trung tại TPHCM . Trong đó xử lý bằng hình thức chôn lấp lên tới 80% tổng lượng chất thải , 20% dành cho tái chế rác thành phân compost hiếm hoi , còn xử lý rác thành tái sinh năng lượng đạt tỷ lệ… 0%. Điều đáng nói là những tiềm ẩn, rủi ro về ô nhiễm môi trường phát sinh từ những bãi chôn lấp được xem là hợp vệ sinh cũng như những bãi chôn lấp rác trước đây chưa hợp vệ sinh là rất lớn. Biện pháp, con đường nào cho thành phố mang tên bác với "danh hiệu" thành phó không rác thải.
Những khó khăn mà TPHCM đang phải đối mặt. Tại Đại học Quốc gia TPHCM kết quả khảo sát do Viện Môi trường và Tài nguyên thực hiện cho thấy, với những bãi chôn lấp được xem là hợp vệ sinh cũng không ngăn được hiện tượng rác bị phân hủy và phát thải ra môi trường các chất khí như CO2, CH4, H2S gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. Còn tại những bãi rác Đông Thạnh, Gò Cát tuy đã đóng cửa, không tiếp nhận rác nhưng trong vòng bán kính 3km, đất và nguồn nước ngầm khu vực này đều có những dấu hiệu ô nhiễm.
Riêng đối với công tác quản lý, tình trạng vừa thiếu vừa yếu về nhân lực đã hạn chế năng lực thanh - kiểm tra cũng như phát hiện và xử lý kịp thời hành vi vi phạm môi trường từ hoạt động thu gom và xử lý rác thải. Và hệ quả của vấn đề này là mục tiêu đến năm 2020, phải có 50% tổng lượng rác thải phát sinh được tái chế, 30% tái sinh thành năng lượng và 20% chôn lấp khó có khả năng đạt được. Thạc sĩ Lê Minh Tâm, Phòng Quản lý chất thải rắn TPHCM cho biết thêm, không chỉ lo với hiện trạng xử lý chất thải trên mà với những dự án xử lý chất thải đang triển khai cũng khó đảm bảo đưa vào hoạt động đúng tiến độ. Nguyên nhân là do vướng mắc trong chính sách bồi thường, giải phóng mặt bằng. Hơn nữa, ngân sách có hạn và buộc phải tiết giảm trong hoạt động đầu tư hạ tầng kỹ thuật tại các khu xử lý chất thải cũng khiến các dự án giẫm chân tại chỗ.
Một vấn đề đáng lo khác là việc thu gom và lưu chứa chất thải rắn hầu như chưa được quan tâm tại những cơ sở sản xuất vừa và nhỏ. Phổ biến nhất là tình trạng các cơ sở thường áp dụng công nghệ xử lý chất thải rắn lạc hậu, chưa đảm bảo kỹ thuật và vệ sinh môi trường; chưa quan tâm đến việc đầu tư công nghệ để tái chế chất thải. Thậm chí, không ít doanh nghiệp vì lợi nhuận đã sẵn sàng xả thải ra môi trường khi chưa xử lý. Điển hình nhất là bãi tập kết rác thải nguy hại tự phát tại phường Long Bình, quận 9. Tại đây có đến hàng ngàn tấn chất thải nguy hại chưa được xử lý.
Có thể dễ dàng thấy được, với mục tiêu dường như "hư danh vô thực" kia, để thực hiện là bài toán vô cùng khó, nhưng điều đó không có nghĩa là không thể. Thực hiện điều này, TPHCM đã có những giải pháp gì, chúng tôi sẽ cập nhậ tiếp ở bài tiếp theo.
............
to be continued
Phải chăng đó chỉ là hư danh vô thực
Trung bình khoảng 6.700 -7.200 tấn rác sinh hoạt mỗi ngày phải thu gom trên tất cả các thùng rác và địa điểm tập trung tại TPHCM . Trong đó xử lý bằng hình thức chôn lấp lên tới 80% tổng lượng chất thải , 20% dành cho tái chế rác thành phân compost hiếm hoi , còn xử lý rác thành tái sinh năng lượng đạt tỷ lệ… 0%. Điều đáng nói là những tiềm ẩn, rủi ro về ô nhiễm môi trường phát sinh từ những bãi chôn lấp được xem là hợp vệ sinh cũng như những bãi chôn lấp rác trước đây chưa hợp vệ sinh là rất lớn. Biện pháp, con đường nào cho thành phố mang tên bác với "danh hiệu" thành phó không rác thải.
Những khó khăn mà TPHCM đang phải đối mặt. Tại Đại học Quốc gia TPHCM kết quả khảo sát do Viện Môi trường và Tài nguyên thực hiện cho thấy, với những bãi chôn lấp được xem là hợp vệ sinh cũng không ngăn được hiện tượng rác bị phân hủy và phát thải ra môi trường các chất khí như CO2, CH4, H2S gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. Còn tại những bãi rác Đông Thạnh, Gò Cát tuy đã đóng cửa, không tiếp nhận rác nhưng trong vòng bán kính 3km, đất và nguồn nước ngầm khu vực này đều có những dấu hiệu ô nhiễm.
Riêng đối với công tác quản lý, tình trạng vừa thiếu vừa yếu về nhân lực đã hạn chế năng lực thanh - kiểm tra cũng như phát hiện và xử lý kịp thời hành vi vi phạm môi trường từ hoạt động thu gom và xử lý rác thải. Và hệ quả của vấn đề này là mục tiêu đến năm 2020, phải có 50% tổng lượng rác thải phát sinh được tái chế, 30% tái sinh thành năng lượng và 20% chôn lấp khó có khả năng đạt được. Thạc sĩ Lê Minh Tâm, Phòng Quản lý chất thải rắn TPHCM cho biết thêm, không chỉ lo với hiện trạng xử lý chất thải trên mà với những dự án xử lý chất thải đang triển khai cũng khó đảm bảo đưa vào hoạt động đúng tiến độ. Nguyên nhân là do vướng mắc trong chính sách bồi thường, giải phóng mặt bằng. Hơn nữa, ngân sách có hạn và buộc phải tiết giảm trong hoạt động đầu tư hạ tầng kỹ thuật tại các khu xử lý chất thải cũng khiến các dự án giẫm chân tại chỗ.
Một vấn đề đáng lo khác là việc thu gom và lưu chứa chất thải rắn hầu như chưa được quan tâm tại những cơ sở sản xuất vừa và nhỏ. Phổ biến nhất là tình trạng các cơ sở thường áp dụng công nghệ xử lý chất thải rắn lạc hậu, chưa đảm bảo kỹ thuật và vệ sinh môi trường; chưa quan tâm đến việc đầu tư công nghệ để tái chế chất thải. Thậm chí, không ít doanh nghiệp vì lợi nhuận đã sẵn sàng xả thải ra môi trường khi chưa xử lý. Điển hình nhất là bãi tập kết rác thải nguy hại tự phát tại phường Long Bình, quận 9. Tại đây có đến hàng ngàn tấn chất thải nguy hại chưa được xử lý.
Có thể dễ dàng thấy được, với mục tiêu dường như "hư danh vô thực" kia, để thực hiện là bài toán vô cùng khó, nhưng điều đó không có nghĩa là không thể. Thực hiện điều này, TPHCM đã có những giải pháp gì, chúng tôi sẽ cập nhậ tiếp ở bài tiếp theo.
............
to be continued
0 nhận xét:
Đăng nhận xét