Những khó khăn mà thành phố HCM đang đối diện để từng bước trở thành thành phố không rác thải đã được đề cập ở phần trước, nay chúng ta hãy nhìn nhận thành phố mang tên bác đã đang và sẽ làm gì cho bài toán nan giải trên.
Phần 2: Xem chất thải như tài nguyên
Tiến sĩ Muhammad Abu Yusur, Viện Công nghệ châu Á, Thái Lan đưa ra một khái niệm hoàn toàn mới "xem chất thải như tài nguyên". rác là thứ vứt đi đã không còn đúng, để có thể tăng hiệu quả xử lý rác, cải thiện chất lượng môi trường ô nhiễm do rác gây ra thì phải tha đổi quan niệm mới, rác chính là nguồn tài nguyên. Từ đó, xây dựng chính sách hỗ trợ, khuyến khích tái chế rác thải thành sản phẩm có lợi cho xã hội. Đại diện Công ty TetraPak Việt Nam khẳng định, đơn cử như vỏ hộp sữa, nếu được thu gom và tái chế thì hoàn toàn có thể tạo ra những sản phẩm xanh là tấm lợp và thùng rác. Điều đáng nói là những sản phẩm được tái chế từ chất thải trên có chất lượng không thua kém gì những sản phẩm làm từ nguyên liệu truyền thống. Điển hình như tấm lợp tái chế từ vỏ hộp sữa có khả năng cách nhiệt, chống ồn và chống cháy. Vừa giảm thải rác thải chôn lấp vừa tiết kiệm, một giải pháp song toàn.
Cũng theo Tiến sĩ Muhammad Abu Yusur nhấn mạnh thêm, trước hết phải bắt đầu từ hệ thống giáo dục. Cần dạy cho học sinh trong trường học về cách phân loại chất thải tại nguồn. Kế đến đẩy mạnh đầu tư triển khai dự án chuyển đổi rác thành năng lượng. Ưu điểm của giải pháp xử lý rác thải bằng công nghệ này là không chất thải, không chôn lấp và giảm phát thải nhà kính. Việc tuyên truyền cần cụ thể bằng cách triển khai dự án thí điểm thực tế với quy mô nhỏ trong các cộng đồng khác nhau. Từ đó, làm cơ sở giới thiệu và nhân rộng các kết quả thí điểm đạt được.
Theo Thạc sĩ Lê Minh Tâm để trở thành thành phố không rác thải TPHCM có rất nhiều việc phải làm. Trong đó, cấp bách nghiên cứu ban hành quy định quản lý, đơn giá khung, định mức tính đúng và tính đủ cho công tác vận chuyển, xử lý chất thải rắn đô thị theo từng loại hình công nghệ; hướng dẫn chi tiết về giảm thiểu và phân loại chất thải rắn đô thị tại nguồn làm cơ sở triển khai chương trình phân loại rác tại nguồn tại TPHCM. Có như vậy mới ngày càng nâng cao hiệu quả xử lý chất thải, góp phần hiệu quả trong hoạt động cải thiện chất lượng môi trường vốn đang bị ô nhiễm nghiêm trọng tại TP. Ngoài ra, cũng phải quy định cơ chế thí điểm áp dụng công nghệ thông tin trong quản lý chất thải, phát hiện và xử lý hành vi vi phạm bằng phương tiện điện tử.
Xét cho cùng, dù bài toán có khó tới đâu thì lời giải cho bài toán này chính là tuyên truyền ý thức, nâng cao dân trí người dân về công tác thu gom cũng như xử lý rác tại nguồn. Không thể nhiều người bày mà chỉ một người dọn. Đẩy mạnh công tác môi trường là việc làm không của riêng ai.
Phần 2: Xem chất thải như tài nguyên
Tiến sĩ Muhammad Abu Yusur, Viện Công nghệ châu Á, Thái Lan đưa ra một khái niệm hoàn toàn mới "xem chất thải như tài nguyên". rác là thứ vứt đi đã không còn đúng, để có thể tăng hiệu quả xử lý rác, cải thiện chất lượng môi trường ô nhiễm do rác gây ra thì phải tha đổi quan niệm mới, rác chính là nguồn tài nguyên. Từ đó, xây dựng chính sách hỗ trợ, khuyến khích tái chế rác thải thành sản phẩm có lợi cho xã hội. Đại diện Công ty TetraPak Việt Nam khẳng định, đơn cử như vỏ hộp sữa, nếu được thu gom và tái chế thì hoàn toàn có thể tạo ra những sản phẩm xanh là tấm lợp và thùng rác. Điều đáng nói là những sản phẩm được tái chế từ chất thải trên có chất lượng không thua kém gì những sản phẩm làm từ nguyên liệu truyền thống. Điển hình như tấm lợp tái chế từ vỏ hộp sữa có khả năng cách nhiệt, chống ồn và chống cháy. Vừa giảm thải rác thải chôn lấp vừa tiết kiệm, một giải pháp song toàn.
Cũng theo Tiến sĩ Muhammad Abu Yusur nhấn mạnh thêm, trước hết phải bắt đầu từ hệ thống giáo dục. Cần dạy cho học sinh trong trường học về cách phân loại chất thải tại nguồn. Kế đến đẩy mạnh đầu tư triển khai dự án chuyển đổi rác thành năng lượng. Ưu điểm của giải pháp xử lý rác thải bằng công nghệ này là không chất thải, không chôn lấp và giảm phát thải nhà kính. Việc tuyên truyền cần cụ thể bằng cách triển khai dự án thí điểm thực tế với quy mô nhỏ trong các cộng đồng khác nhau. Từ đó, làm cơ sở giới thiệu và nhân rộng các kết quả thí điểm đạt được.
Theo Thạc sĩ Lê Minh Tâm để trở thành thành phố không rác thải TPHCM có rất nhiều việc phải làm. Trong đó, cấp bách nghiên cứu ban hành quy định quản lý, đơn giá khung, định mức tính đúng và tính đủ cho công tác vận chuyển, xử lý chất thải rắn đô thị theo từng loại hình công nghệ; hướng dẫn chi tiết về giảm thiểu và phân loại chất thải rắn đô thị tại nguồn làm cơ sở triển khai chương trình phân loại rác tại nguồn tại TPHCM. Có như vậy mới ngày càng nâng cao hiệu quả xử lý chất thải, góp phần hiệu quả trong hoạt động cải thiện chất lượng môi trường vốn đang bị ô nhiễm nghiêm trọng tại TP. Ngoài ra, cũng phải quy định cơ chế thí điểm áp dụng công nghệ thông tin trong quản lý chất thải, phát hiện và xử lý hành vi vi phạm bằng phương tiện điện tử.
Xét cho cùng, dù bài toán có khó tới đâu thì lời giải cho bài toán này chính là tuyên truyền ý thức, nâng cao dân trí người dân về công tác thu gom cũng như xử lý rác tại nguồn. Không thể nhiều người bày mà chỉ một người dọn. Đẩy mạnh công tác môi trường là việc làm không của riêng ai.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét